Bạn đang muốn xây dựng nhà vệ sinh nhưng chưa có bản vẽ nhà vệ sinh hợp lý, đúng tiêu chuẩn? Tham khảo ngay những mẫu bản vẽ nhà vệ sinh chi tiết nhất dưới đây nhé!
Xem thêm: Cấu tạo bể phốt 3 ngăn – Nguyên lý hoạt động và sơ đồ bản vẽ
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh dân dụng
Dưới đây là tổng hợp những mẫu bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh dân dụng phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:
Bản vẽ mặt bằng cho nhà vệ sinh nhỏ
Mẫu bản vẽ mặt bằng cho nhà vệ sinh nhỏ chỉ bao gồm 1 số thiết bị cơ bản như: lavabo, bồn cầu, bồn tắm, vòi sen, gương, giá kệ treo tường có kích thước nhỏ. Vì thế những thiết bị này sẽ không hiển thị trong bản vẽ. Mặt bằng cũng bố trí đơn giản như sau:
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh nhỏ gọn 1, 2
Ở mẫu bản vẽ mặt bằng này thì phòng vệ sinh có chiều rộng là 1,6m. 3 mẫu còn lại có chiều rộng là 1,7m.
Hai bản vẽ đầu tiên bố trí theo cùng 1 kiểu là đặt bồn cầu và lavabo bên phải cửa, bồn tắm nằm ở vị trí trong cùng. Cách sắp xếp này tạo điều kiện tối đa cho việc di chuyển, dọn dẹp vệ sinh. Khoảng không rộng được bố trí theo chiều sâu tạo cảm giác rộng rãi.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh nhỏ gọn 3, 4
Bản vẽ thứ 3 thì cửa ra vào đặt bên tay trái, bồn cầu, lavabo đặt đối diện cửa ra vào. Phần khoảng trống diện tích hẹp hơn so với mẫu 1,2. Còn ở bản vẽ số 4 cửa ra vào đặt ở giữa, lavabo bồn cầu đặt bên cạnh cửa thì sẽ tạo ra không gian rộng rãi hơn.
Nếu không sử dụng bồn tắm trong nhà vệ sinh thì có thể loại bỏ ra khỏi bản vẽ giúp quá trình thi công nhanh chóng và chính xác hơn.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh lớn
Nhà vệ sinh lớn có kích thước rộng rãi có thể trang bị thêm vách ngăn, nội thất cụ thể như sau:
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh lớn 1, 2
Ở 2 mẫu bản vẽ nhà vệ sinh này đều sử dụng vách ngăn để ngăn không gian đặt bồn cầu với nơi tắm, vệ sinh. Điều này giúp không gian nhà vệ sinh sạch sẽ và an toàn hơn. Lavabo được đặt sát tường giúp tiết kiệm diện tích. Khi sử dụng bồn tắm bạn có thể chọn cách sắp xếp phù hợp nhất.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh lớn 3,4
Mẫu mặt bằng nhà vệ sinh số 3 sử dụng vách ngăn phân chia các khu vực. Còn mẫu 4 thì không sử dụng vách ngăn. Mẫu 4 dùng cách chia đôi 2 khu vực để thiết kế thêm vách hoặc tường bao tuỳ ý gia chủ sao cho phù hợp với nhu cầu.
Bản vẽ 3 thì bồn rửa và bồn tắm đặt cùng 1 bên tạo sự thuận lợi khi sử dụng. Khoảng trống phía sau khá rộng nên bạn có thể để thêm đồ trang trí.
Ở bản vẽ 4 thì diện tích rộng nhất. Chia làm 2 khu riêng biệt nên đảm bảo vệ sinh và an toàn, riêng tư cho người sử dụng.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng
Dưới đây là một số mặt bằng nhà vệ sinh công cộng mà bạn có thể tham khảo:
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng diện tích nhỏ
Đối với bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng diện tích nhỏ thì có thiết kế khá đơn giản. Mặt bằng chia làm 2 phòng nam – nữ và cửa ra vào đặt đối diện nhau.
Mái nhà vệ sinh công cộng thường được làm bằng tôn, tường xây bằng gạch có diện tích khoảng 6 – 7m2.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng diện tích lớn
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng lớn thì số lượng phòng vệ sinh sẽ tăng lên. Bồn rửa đưa ra ngoài hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh. Lối đi được thiết kế rộng rãi để phục vụ nhu cầu cho số lượng người lớn.
Lưu ý khi thiết kế bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Khi thiết kế bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Mặt bằng nhà vệ sinh cần được thiết kế phù hợp với diện tích đã có sẵn
- Bản vẽ phải thể hiện được chi tiết các kích thước, vị trí đặt đường ống cũng như nội thất bên trong
- Các đồ dùng, thiết bị đưa vào bản vẽ cần phù hợp với chiều cao và nhu cầu sử dụng
- Hạn chế đưa cây xanh vào bản vẽ
- Cần quan tâm tới độ dốc của sàn khi thiết kế. Nếu độ dốc không phù hợp sẽ gây ngập ứ nước ảnh hưởng tới vệ sinh và chất lượng công trình. Độ dốc hợp lý là từ 1,5 – 2cm.
Trên đây là tổng hợp những bản vẽ nhà vệ sinh đủ kích thước, đúng kỹ thuật và chi tiết nhất. Hy vọng bạn đã lựa chọn được mẫu bản vẽ phù hợp nhất. Trân trọng!
NHẬN NGAY BÁO GIÁ NHANH NHẤT